Vận tải đường sắt ở Đài Loan

Vận tải đường sắt ở Đài Loan là mạng lưới đường sắt dài 1691,8 km (tính đến năm 2015).[2] Mặc dù không còn chiếm ưu thế như trước, vận tải đường sắt vẫn rất quan trọng đối với vận chuyển ở Đài Loan do mật độ dân số gia tăng, đặc biệt dọc theo hành lang đông dân cư. Vào năm 2016, hơn 1,09 tỉ hành khách du lịch bằng đường sắt ở Đài Loan, trung bình 2,99 triệu hành khách mỗi ngày.[3]Đường sắt Đài Loan bao gồm đường sắt thông thường, hệ thống tàu điện ngầm, và đường sắt cao tốc, cũng như một số đường sắt đặc biệt dành cho du lịch và công nghiệp. Cục Đường sắt Đài Loan là một thành viên liên kết và Đường sắt cao tốc Đài Loan là một là một thành viên thường trực của Liên minh đường sắt quốc tế (UIC), mặc dù Đài Loan không có thành viên của chính phủ.Vận tải đường sắt được ra đời tại Đài Loan vào năm 1891 trong suốt thời kỳ Nhà Thanh. Đường sắt xe đẩy được mang đến Đài Loan trong suốt thời Nhật thuộc và là dịch vụ chung từ năm 1895 đến cuối năm 1940.Tất cả dịch vụ đường sắt đều năm tại đảo Đài Loan. Ngoài vùng đảo bao gồm Bành Hồ, Kim Môn, và Quần đảo Mã Tổ đều không có đường sắt.

Vận tải đường sắt ở Đài Loan

Chính 1.067 mm (3 ft 6 in)
Đường ray đôi 1.077 km (669 dặm)
1.067 mm (3 ft 6 in) 1.065 kilômét (662 dặm)
Độ dài nhất hầm Đường hầm Tân Quan Âm
10,3071 kilômét (6,4045 dặm)
Lượt khách 287 triệu[1] (2016)
Hành khách km 21,5 tỉ[1] (2016)
Tốc độ tối đa 1.435 mm (4 ft 8 1⁄2 in)
Đường sắt quốc gia Cục Đường sắt Đài Loan
Nhà khai thác Đường sắt cao tốc Đài Loan
Đường sắt điện khí hóa 1.240 km (770 dặm)
Tổng cộng 1.418 km (881 dặm)
1.435 mm (4 ft 8 1⁄2 in) 513 kilômét (319 dặm)
Cầu dài nhất THSR Cầu cạn Chương Hóa-Cao Hùng
157,317 kilômét (97,752 dặm)